Ống HDPE và PPR là hai dòng ống chất lượng cao, được ưa chuộng trong các hệ thống cấp thoát nước và dẫn chất lỏng. Tuy nhiên, mỗi loại có đặc tính riêng biệt về chất liệu, khả năng chịu nhiệt, áp suất và ứng dụng thực tế. Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích chi tiết sự khác biệt giữa ống HDPE Đệ Nhất và PPR, từ ưu nhược điểm đến các ứng dụng cụ thể. Hãy cùng VN Đại Phong tìm hiểu nhé!
Giới thiệu ống HDPE
Ống nhựa HDPE là một loại ống có độ bền tốt, tuổi thọ ống lên đến 50 năm. Ống HDPE được sản xuất từ nhựa polyethylene với mật độ cao nên kết cấu của loại ống này chắc chắn. Thành ống HDPE có độ đàn hồi khá linh hoạt nên khó bị vỡ hay nứt do những tác động bên ngoài môi trường. Loại ống này chịu nhiệt tốt, không bị ăn mòn bởi các hóa chất nên không xảy ra hiện tượng rò rỉ trong quá trình dùng ống.
Giới thiệu ống PPR
PPR là từ viết tắt của Polypropylene Random Copolymer. Ống PPR được làm từ loại nhựa chịu nhiệt cao (từ 70 độ – 110 độ). Ống nhựa PPR có độ bền cơ học cao nên khó bị nứt vỡ bởi những va đập mạnh. VÌ khả năng chịu nhiệt độ cao nên ống thường được dùng trong các hệ thống cấp nước nóng.
So sánh ống HDPE Đệ Nhất và ống PPR
Để nắm rõ thông tin và đặc điểm của cả 2 loại ống, VN Đại Phong sẽ giúp bạn so sánh ống HDPE Đệ Nhất và ống PPR một cách chi tiết.
Ống HDPE
Ưu điểm:
– Ống HDPE không xảy ra hiện tượng rò rỉ sau một thời gian dài sử dụng do loại ống này kháng được các loại hóa chất hay hiện tượng ăn mòn tự nhiên.
– Ống nước HDPE phù hợp để lắp ở những môi trường có nhiều tác động bên ngoài bởi ống nhựa HDPE Đệ Nhất dẻo và chịu biến dạng tốt nên ống sẽ không bị biến dạng khi gặp những tác đông này.
– Ống được làm từ nhựa nguyên sinh, an toàn với môi trường nên có thể lắp đặt ở tất cả địa hình, cả ở dưới đất và dưới nước.
– Mặt trong của ống HDPE Đệ Nhất trơn nhẵn, hệ số ma sát nhỏ nên khi dùng ống để lắp trong hệ thống dẫn nước hoặc tưới tiêu sẽ không bị ngưng dòng chảy hay làm cản trở dòng chảy.
Nhược điểm:
– Một vài ống nhựa HDPE có kích thước rất lớn gây khó khăn trong khi vận chuyển và lắp đặt.
– Chi phí lắp đặt ống nước HDPE Đệ Nhất khá cao nên chúng thường được dùng trong những công trình hay dự án có quy mô lớn, được đầu tư nhiều vốn.
Ống PPR
Ưu điểm:
– Ống PPR có độ cứng và độ bền cơ học cao, vì thế ống PPR chịu được những chấn động mạnh bao gồm cả động đất.
– Loại ống này không bị oxi hóa ở môi trường có không khí ẩm và độ bền cao với những tác nhân bên ngoài như mưa, nắng,…
– Mặt trong của ống PPR nhẵn do đó giúp ống ngăn được tình trạng đóng rong rêu trong lòng ống.
– Những mối nối khi lắp ống PPR không dùng hóa chất nên sẽ không làm nhiễm độc nguồn nước, vì thế ống PPR thường được dùng trong những hệ thống cấp nước sạch.
– Ống nhựa PPR dẫn nhiệt, dẫn điện thấp nên rất phù hợp để vận chuyển nước nóng.
Nhược điểm:
– Ống PPR có giá thành cao hơn ống HDPE Đệ Nhất
– Ống PPR cũng có nhiều loại kích cỡ khác nhau, nhưng lại không đa dạng bằng ống HDPE.
Xem thêm: Bảng giá ống nhựa Đệ Nhất mới nhất 2025
VN Đại Phong – Địa chỉ cung cấp ống HDPE Đệ Nhất uy tín hàng đầu Việt Nam
VN Đại Phong tự hào là đơn vị phân phối chính hãng ống HDPE Đệ Nhất, mang đến giải pháp dẫn nước và chất lỏng chất lượng cao cho mọi công trình với những ưu điểm:
- Chất lượng đảm bảo: VN Đại Phong phân phối ống nước HDPE Đệ Nhất chính hãng, đạt các tiêu chuẩn quốc tế về độ bền, an toàn và thân thiện với môi trường. Sản phẩm phù hợp với nhiều loại công trình từ dân dụng đến công nghiệp.
- Độ bền vượt trội: Với khả năng chịu áp lực cao, chống ăn mòn và kháng hóa chất tốt, ống nước HDPE Đệ Nhất từ VN Đại Phong luôn đảm bảo hiệu quả sử dụng lâu dài, giảm thiểu chi phí bảo trì.
- Dịch vụ chuyên nghiệp: Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ từ khâu lựa chọn sản phẩm đến lắp đặt, giúp khách hàng an tâm trong mọi dự án.
- Giá cả cạnh tranh: VN Đại Phong mang đến mức giá hợp lý cùng chính sách ưu đãi linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Qua việc so sánh chi tiết giữa ống HDPE Đệ Nhất và PPR, có thể thấy mỗi loại đều sở hữu những ưu điểm riêng phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố về môi trường, chi phí và yêu cầu kỹ thuật để chọn được loại ống phù hợp, đảm bảo hiệu quả và độ bền tối đa cho công trình của bạn nhé.